Theo Luật Phòng Cháy và Chữa Cháy Số 27/2001/QH10: Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy định về phòng cháy và chữa cháy.
Để download Luật PCCC (Xem tại đây)
Như vậy, Theo luật số 27/2001/QH10 quy định về đối tượng áp dụng: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Chính vì vậy, việc đặt Bình Chữa Cháy và tiêu lệnh chữa cháy ở mỗi cơ quan, công ty, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là bắt buộc. Tuy nhiên bạn có biết bình chữa cháy có mấy loại? Làm sao để phân biệt bình chữa cháy và cách sử dụng bình chữa cháy sao cho hiệu quả nhất.
Bài viết này, Thaolinh.vn xin chia sẻ với các bạn cách nhìn nhận và cách sử dụng bình chữa cháy hiệu quả nhất để an toàn trong việc phòng cháy chữa cháy nhé!
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy Bột MFZ và Khí CO2
2.Cách phân biệt bình chữa cháy
3.Cấu tạo đặc điểm và cách sử dụng bình chữa cháy
❓ 1. Cách Sử Dụng Bình chữa cháy khí CO2
❓ 2. Cách sử dụng bình chữa cháy bột MFZ
4.-Tổng Kết
1.Bình chữa cháy có mấy loại?
– Bình chữa cháy có 2 loại thông dụng trên thị trường gồm bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy bột (Bình chữa cháy bột có 2 loại bột là BC và ABC).
2.Cách phân biệt bình chữa cháy?
– Cách phân biệt nhanh 2 loại bình chữa cháy này là dựa vào những đặc điểm sau:
Đặc điểm:
– Bình chữa cháy bột thì có đồng hồ áp suất, còn bình chữa cháy CO2 không có đồng hồ áp suất. Có thể dựa vào thông số ghi trên bình chữa cháy để phân biệt nhanh, bình bột sẽ có các ký hiệu MFZ, MFZL hoặc BC, ABC,
– Bình chữa cháy CO2 sẽ có ký hiệu MT hoặc CO2.
3.Cấu tạo đặc điểm và cách sử dụng bình chữa cháy?
– Cấu tạo đặc điểm và công dụng cùng cách sử dụng bình chữa cháy:
1. Bình chữa cháy CO2:
a) Cấu tạo:
b) Công dụng:
– Bình chữa cháy CO2 là thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí CO2 -790c được nén vào bình chịu áp lực cao, dùng để dập cháy, có độ tin cậy cao.,sử dụng, thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.
– Bình CO2 đạt hiệu rất cao khi chữa các đám cháy ở những nơi kín gió, trong phòng kín, buồng., hầm, các thiết bị. điện… sau khi dập tắt đám cháy không để lại dấu vết, không làm hư hỏng chất cháy.
c) Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy:
Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là. 0,5m còn tay kia mở van bình hoặc bóp cò (Tùy theo từng loại bình). Khí CO2 ở nhiệt độ –790C dưới dạng tuyết lạnh khi qua loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám cháy (Chữa cháy bằng phương. pháp làm lạnh ) sau đó khí CO2 bao phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm giảm nồng độ của ôxy khuyếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng ôxy nhỏ. hơn 140/0 thì đám cháy sẽ tắt (Chữa cháy bằng phương pháp làm loãng nồng độ).
d) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình CO2:
– Không được phun khí CO2 vào người vì sẽ gây bỏng lạnh, khi phun tay cầm loa phun phải cầm. đúng vị tay cầm (Vì cầm vào các vị trí khác sẽ gây bỏng lạnh)
– Bình chữa cháy CO2 phải được đặt ở những nơi râm mát và dễ lấy thuận tiện khi sử dụng
– Ba tháng kiểm tra lượng khí trong bình 1 lần bằng phương pháp cân.
2. Bình chữa cháy bột khô hệ MFZ:
a) Cấu tạo:
b) Công dụng:
Bình chữa cháy bột khô thuộc hệ MFZ là thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun thuốc bột khô dập tắt đám cháy. Bình chữa cháy bột khô hệ MFZ dùng để chữa các đám cháy xăng dầu, khí cháy, thiết bị điện… an toàn cao trong sử dụng, thao tác đơn giản, dễ kiểm tra, hiệu quả chữa cháy cao.
c) Cách sử dụng:
Khi có cháy xảy ra xách bình đến gần đám cháy, lộn bình lên xuống khoảng 3 – 4 lần, sau đó đặt bình xuống, rút chốt bảo hiểm ra, tay trái cầm vòi hướng vào đám cháy, tay phải ấn tay cò, phun bột vào gốc lửa.
d) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản
– Khi phun đứng xuôi theo chiều gió.
– Đặt bình ở những nơi râm mát và dễ lấy thuận tiện khi sử dụng.
– Ba tháng kiểm tra bình 1 lần nếu kim đồng hồ áp suất chỉ về vạch đỏ thì phải mang bình đi nạp lại.
4.Tổng Kết:
Như vậy, qua bài viết này Thaolinh.vn hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu cách sử dụng bình chữa cháy bột và khí CO2 nhằm phục vụ tốt nhất trong công tác phòng cháy và chữa cháy cho công ty, cơ quan, hộ gia đình một cách hiệu quả nhất nếu như có hỏa hoạn xảy ra.
Ngoài ra, khi bạn đặt bình chữa cháy trong nhà xưởng, văn phòng, cơ quan hoặc hộ gia đình thì bạn cũng nhớ kèm theo “tiêu lệnh chữa cháy” nữa nhé!
Chúc bạn thành công và nhớ chia sẻ để mọi người cùng nắm nhé!