Dòng tiền luôn là điều bí ẩn và trở nên khó nắm bắt đối với các chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, Brad Sugars – Người sáng lập kiêm Chủ tịch ActionCOACH toàn cầu đã đưa ra 6 cách để cải thiện dòng tiền có thể áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo ông, để tiến hành một cuộc cải thiện dòng tiền quy mô lớn, bạn cần tập trung vào 6 lĩnh vực trong doanh nghiệp. Vậy đó là những cách nào?
Phân tích tỷ suất dòng tiền
Những con số trong bảng thống kê dưới đây nói về dòng tiền (không phải lợi nhuận)
Cách 1: Cải thiện doanh thu
Bước đầu tiên để thực hiện việc cải thiện dòng tiền là cải thiện doanh thu thông qua các chiến dịch tăng giá hoặc tăng giá trị trung bình trên mỗi lần bán hàng, KHÔNG phải là doanh số bán hàng. Những doanh nghiệp rơi vào tình huống như bảng thống kê ở trên sẽ bị giảm lượng tiền mặt đột ngột. Do đó, doanh nghiệp cần tăng giá bán hoặc bán những mặt hàng có giá trị cao để cải thiện doanh thu.
Cách 2: Giảm thiểu chi phí thu mua hàng hóa
Giảm chi phí thu mua hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình dòng tiền. Điều này được đảm bảo thông qua việc cải thiện giá/giá trị trung bình trên mỗi lần bán hàng ở cách thứ nhất vừa nêu ra ở trên. Thêm vào đó, bạn có thể giảm chi phí thực tế của hàng hóa bằng cách chuyển đổi nhà cung cấp hoặc đạt được những thỏa thuận tốt hơn từ nhà cung cấp. Hãy làm việc với nhà cung cấp thông qua nhà thầu, cho họ biết bạn đang nhận được nhiều nguồn báo giá bổ sung, mua hàng trực tuyến, …. ActionCOACH có hàng trăm chiến lược có thể áp dụng trong lĩnh vực này.
Cách 3: Tăng cường thu hồi nợ
Bạn cần kiểm tra lại những khoản nợ cần phải thu, những người vay nợ và những khoản tiền mà khách hàng còn nợ của bạn. Những cách để cải thiện lĩnh vực này là thu nợ nhanh chóng, nhận tiền gửi, thiết lập quy trình chi trả, thu tiền thanh toán ngay khi giao hàng. Bản báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp sẽ nói cho bạn biết số ngày trung bình của các khoản nợ phải thu. Ý tưởng này nhằm rút ngắn thời hạn thu hồi các khoản nợ so với thời hạn định sẵn.
Cách 4: Kiểm soát hàng tồn kho
Vấn đề quan trọng là giảm số ngày trung bình kho hàng của bạn bị đóng băng không thể chứa thêm bất kỳ hàng hóa nào. Hãy nhanh chóng đẩy những mặt hàng tồn kho bán chậm, nhập những mặt hàng bán chạy và nhận ký gửi hàng hóa. Xây dựng hệ thống kho dự phòng, đẩy mạnh việc tiêu thụ những mặt hàng bán chậm (có thể giảm giá) và thay thế bằng những mặt hàng bán chạy hơn. Ý tưởng này nhằm làm giảm tối thiểu số ngày trung bình kho bị đóng băng so với khoảng thời gian định sẵn. Nếu lĩnh vực này là vấn đề đối với doanh nghiệp của bạn, hãy trao đổi với nhà huấn luyện doanh nghiệp ActionCOACH. Những nhà huấn luyện giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng bạn cải thiện tối đa lĩnh vực này.
Cách 5: Tăng cường các hình thức thanh toán
Lĩnh vực này khác biệt ở chỗ, doanh nghiệp thực sự cần tăng con số này. Chìa khóa là chi trả chậm hơn cho nhà cung cấp trong khi vẫn giữ được các điều khoản thương mại đã thỏa thuận với họ. Việc tăng cường lưu giữ tiền mặt của nhà cung cấp sẽ khiến khoản tiền này ở lại với doanh nghiệp của bạn lâu hơn. Tuy nhiên, ở đây có sự đánh đổi. Tiền cần phải được đưa vào sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chứ KHÔNG dùng để mua các vật dụng không tạo ra lợi nhuận. Vì thế, ý tưởng này nhằm tăng số ngày thanh toán trung bình so với định vị hiện tại của bạn. Bạn cũng cần tận dụng lợi ích 55 ngày không tính phí của thẻ tín dụng nhưng cần hoàn trả đầy đủ vào ngày thứ 50 và thẻ này chỉ dùng thanh toán cho chủ nợ.
Cách 6: Giảm thiểu chi phí chung
Đây là yếu tố then chốt cuối cùng để cải thiện dòng tiền. Giảm thiểu chi phí/các khoản chi tiêu mà không làm giảm các nhu cầu cần thiết. Ví dụ, bạn không thể cắt giảm một nhân viên bán hàng hiệu quả để giảm thiểu chi phí. Nhưng bạn có thể cắt giảm những nhân sự quản lý nếu như không thể tận dụng họ tối đa. Bạn cũng có thể cho thuê lại những khoảng không gian còn trống trong văn phòng. Bạn nên xem lại chi phí hàng tháng và xem xét tất cả các khâu có thể cắt giảm, có thể thay đổi nhà cung cấp, loại bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết.
Lời khuyên:
Bạn nên đưa hệ thống quản lý đặt hàng vào doanh nghiệp và yêu cầu nhân viên trong đội ngũ chỉ thực hiện mua bán khi được cấp trên chấp thuận. Rất nhiều doanh nghiệp mà Brad Sugars từng làm việc chỉ có hệ thống ghi nhận sau khi đã hoàn thành các giao dịch mua bán. Lúc đó đã quá trễ vì nhân viên đã thực hiện những khoản chi tiêu. Nếu bạn có hệ thống quản lý đặt hàng, khi có nhu cầu thì đội ngũ của bạn có thể liệt kê mặt hàng, giá cả, lý do và các hạng mục mua bán. Dựa vào những dữ liệu này, bạn có thể ra quyết định chi hay không chi tiền cho những mặt hàng đã được đặt trên hệ thống.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra số lượng các mặt hàng đã đặt khi nhà cung cấp giao hàng. Nhiều doanh nghiệp là khách hàng của Brad đã rất ngạc nhiên khi rất nhiều nhà cung cấp không giao đủ hàng hoặc lập hóa đơn với giá cao hơn so với thực tế.
Bài viết được dẫn lại từ www.linkedin.com